CTCP Phú Tài phục hồi mạnh mẽ năm 2023

Vào ngày 10/12/1994, bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định thành lập Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Phú Tài. Được gọi tắt là Công ty Phú Tài (Quyết định số: 124/QĐ-QK). Dựa trên cơ sở hợp nhất 03 đơn vị: Xí nghiệp 380 và Xí nghiệp 224; Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng An Trường.

Trải qua bao năm hoạt động và phát triển, công ty Phú Tài dần khẳng định được chỗ đứng của mình bằng những thành tựu đáng nể. Đồng thời cũng khẳng định vị trí trên thương trường quốc tế. Và sau loạt ảnh hưởng về lĩnh vực ô tô, thì bước qua năm 2021, CTCP Phú Tài đã phục hồi mạnh mẽ. Cùng chuyên mục phân tích chứng khoán của chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau!

CTCP Phú Tài sở hữu lĩnh vực gỗ đầy triển vọng

CTCP Phú Tài (HOSE: PTB) trải qua năm 2020 không bị ảnh hưởng quá nhiều. Khi chỉ có mảng ô tô chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về mặt doanh thu. Bước sang năm 2021, với hàng loạt các dự án mở rộng bắt đầu. Được đưa vào hoạt động, PTB đã phục hồi mạnh mẽ.

Ngành gỗ và sản phẩm gỗ tại Việt Nam có thể nói là hưởng lợi rất nhiều. Từ cuộc chiến thương mại và các hiệp định thương mại. Được ký kết trong thời gian qua. Kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tục tăng trưởng mạnh mẽ. Với tốc độ trung bình giai đoạn 2015-2020 ở mức 14.68%/năm. Đáng lưu ý, khi mà thị phần xuất khẩu gỗ của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh. Trong 2 năm gần đây thì Việt Nam nắm bắt được cơ hội này. Và vươn lên chiếm lấy một thị phần không hề nhỏ qua thị trường này.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Trong 6 tháng đầu năm 2021, trong khi nhiều ngành hàng gặp khó khăn vì dịch Covid-19. Thì ngành gỗ vẫn đang tăng tốc. Cụ thể, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 8.71 tỉ USD. Tăng 61.6 % so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, gỗ các loại 1.76 tỉ USD. Tăng 23.6%; sản phẩm gỗ 6.35 tỉ USD, tăng 75.4%; lâm sản ngoài gỗ 0.6 tỉ USD, tăng 72.9%.

Chờ đợi triển vọng xuất khẩu

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU. Hàn Quốc tiếp tục là những thị trường xuất khẩu quan trọng của gỗ và lâm sản Việt Nam. Giá trị xuất khẩu vào 5 thị trường này ước đạt trên 7.68 tỉ USD. Chiếm khoảng 89% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó: Hoa Kỳ ước đạt trên 5 tỉ USD, tăng trên 99% so với cùng kỳ năm 2020. Nhật Bản 0.73 tỉ USD, tăng 11%; Trung Quốc 0.82 tỉ USD, tăng 22.9%. EU 0.68 tỉ USD, tăng 54%, Hàn Quốc 0.76 tỉ USD, tăng 7%. Vì vậy, khả năng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam vượt mục tiêu 14.5 tỉ USD đặt ra. Từ đầu năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là rất lớn.

CTCP Phú Tài sở hữu lĩnh vực gỗ đầy triển vọng
Xí nghiệp SX vật liệu xây dựng Nhơn Hòa thuộc CTCP Phú Tài

Tuy nhiên, dù rằng nhiều cơ hội đang chờ đợi doanh nghiệp gỗ Việt Nam. Nhưng việc xuất khẩu sang các thị trường này đòi hỏi gắt gao vấn đề về xuất xứ và kiểm định chất lượng. Xưa nay, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có một nút thắt ở nguồn nguyên liệu gỗ. Đạt chứng chỉ FSC về chứng nhận bảo vệ rừng. Các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Canada hay châu Âu. Đều yêu cầu xuất xứ rừng phải đạt chuẩn này mới tiến hành nhập khẩu sản phẩm gỗ.

Điều đáng mừng là diện tích rừng tại Việt Nam đạt chứng chỉ FSC được cải thiện qua các năm. Năm 2015 Việt Nam chỉ có hơn 169,000 ha rừng FSC thì nay đã đạt khoảng 300,000 ha. Xu hướng này sẽ giúp nhiều doanh nghiệp trong nước. Có thể chủ động hơn về nguồn nguyên liệu, qua đó ít phải chịu các rủi ro liên quan. Khi phải phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài.

Lĩnh vực gỗ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất đối với CTCP Phú Tài

Mảng gỗ chiếm tỷ trọng chính trong cơ cấu doanh thu của PTB. Các sản phẩm gỗ nội thất và ngoại thất của PTB. Được cấp chứng chỉ FSC và các kiểm định về chất lượng gắt gao khác. Như hàm lượng chì trong sơn hay formaldehyde trong keo dán gỗ. Nhờ vậy, nguồn hàng xuất khẩu sang các khách hàng truyền thống ở Mỹ hay châu Âu. Được duy trì ổn định. Trong quý 1/2021, có tới hơn 80% doanh thu trong mảng kinh doanh này đến từ thị trường xuất khẩu.

Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận gộp của công ty trong mảng này. Được cải thiện qua các năm. Doanh thu trong 2016-2020 tăng ở mức trung bình 31.25%. Lợi nhuận gộp biên cải thiện từ mức 18.51% trong năm 2016 lên trên mức 22.56%. Công ty kỳ vọng sẽ đạt được 258 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2021.

PTB hiện tại có 4 nhà máy chế biến gỗ lớn. Nhà máy chế biến gỗ Thắng Lợi, nhà máy chế biến gỗ Đồng Nai. Nhà máy Phù Cát và nhà máy VinaG7. Nhà máy gỗ nội thất Bình Định giai đoạn 1 đang trong quá trình xây dựng. Và dự kiến sẽ hoạt động trong quý 2/2021 với 50% công suất. Nhà mày này chuyên sản xuất hàng nội thất. Đặc biệt là dòng sản phẩm tủ. Doanh nghiệp dự kiến Nhà máy gỗ nội thất Bình Định. Sẽ đóng góp 40 triệu USD vào tổng doanh thu khi đạt 100% công suất thiết kế.

Lĩnh vực đá ốp lát duy trì lợi nhuận cao

Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng luôn ở mức cao hơn tăng trưởng GDP trong 5 năm qua. Cho thấy đây vẫn là một ngành dẫn dắt của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Ngành xây dựng tăng trưởng sẽ là động lực. Giúp cho các công ty cung cấp vật liệu xây dựng phát triển theo.

Ngoài ra, với nghị quyết 1266 QĐ-TTg về chiến lược phát triển vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030. Hướng tới phát triển sản phẩm có chất lượng cao hơn, hoàn thiện thể chế. Chính sách nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vì vậy, thời gian tới mảng kinh doanh đá của PTB. Được giới phân tích đánh giá sẽ tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng.

Lĩnh vực đá ốp lát duy trì lợi nhuận cao
Chi nhánh công ty gỗ của PTB

Một lợi thế của mảng đá so với mảng kinh doanh gỗ. Là việc công ty trực tiếp khai thác đá tại các mỏ đá trong nước. Và cho ra sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm của công ty gồm đá ốp lát, đá thủ công và đá nghiền sàng. Nhờ việc chủ động kiểm soát được nguồn nguyên liệu. Và quy trình sản xuất. Mảng kinh doanh có lợi nhuận gộp biên cao. Và ngày được cải thiện qua các năm. Doanh thu của mảng đá tuy có thấp hơn mảng kinh doanh gỗ. Nhưng lại đóng góp nhiều nhất cho tổng lợi nhuận của công ty.

Bắt kịp xu hướng chuyển dịch từ đá tự nhiên sang đá nhân tạo

Hiện tại, PTB có 11 mỏ đá với thời hạn khai thác trung bình trên 20 năm. Nhờ sở hữu nhiều mỏ đá, công ty đa dạng hóa nguồn nguyên liệu cho quy trình sản xuất. Qua đó không chỉ giúp giảm bớt rủi ro trong kinh doanh. Mà còn giảm chi phí vận chuyển khối đá tới các nhà máy của công ty.

Bắt kịp xu hướng chuyển dịch từ đá tự nhiên sang đá nhân tạo. Năm 2019 PTB đã đầu tư và tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất đá Thạch Anh nhân tạo. Ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch, Đồng Nai. Dự án này sau khi chạy thử vào cuối năm 2020. Đã được chính thức đưa vào hoạt động trong quý 1/2021. Giới lãnh đạo kỳ vọng dự án sẽ làm tăng năng suất 450.000 m2/năm. Ngoài ra, PTB vừa hoàn thành xây dựng mở rộng Nhà máy chế biến đá granite Sơn Phát. Và Nhà máy chế biến đá Long Mỹ 2 với tổng giá trị thực hiện hơn 50 tỷ đồng.

Nhiều rủi ro xuất phát từ lĩnh vực ô tô

Mảng ô tô lợi nhuận thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mảng kinh doanh ô tô đóng góp không đáng kể. Vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì hiện tại công ty chỉ phân phối dòng xe du lịch và xe thương mại. Đây là những dòng sản phẩm liên quan nhiều tới ngành du lịch. Và phụ thuộc rất lớn vào tình hình chống dịch của Việt Nam. Trong thời gian còn lại của năm. Người viết nhận định, với tình hình phức tạp hiện tại và tiến độ tiêm vaccine vẫn còn chậm. Mảng kinh doanh này sẽ khó phục hồi so với giai đoạn trước đại dịch.

Tỷ suất sinh lời của CTCP Phú Tài vẫn tăng ổn định

Tỷ suất sinh lời ROE luôn giữ được duy trì trên mức 20% trong hơn 8 năm qua. Chỉ riêng trong năm 2020, ROE giảm xuống dưới mức 20%. Do ảnh hưởng tiêu cực gây ra bởi tình hình dịch bệnh.

Tỷ suất sinh lời của CTCP Phú Tài vẫn tăng ổn định
Xí nghiệp đá ốp lát PTB

Nhưng có thể thấy rằng, công ty vẫn giữ tỷ suất lợi nhuận biên ổn định. Ở các mảng kinh doanh chính qua các năm. Thêm vào đó, kết quả kinh doanh giai đoạn đầu năm 2021 lạc quan. Nên giới phân tích kỳ vọng rằng ROE lại sẽ vượt mức 20% trong năm nay.

Rủi ro tài chính không lớn

Trong giai đoạn 2018-2020, doanh nghiệp có dự án nhà máy sản xuất đá nhân tạo ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch. Để tài trợ cho dự án lớn này, PTB đã phải phát hành 150 tỷ đồng trái phiếu. Do đó các các chỉ số đánh giá rủi ro tài chính xấu đi trong 3 năm trở lại đây.

Nhưng ngay cả khi tăng mạnh đầu tư và mở rộng, rủi ro tài chính doanh nghiệp trong năm 2020. Vẫn chỉ nằm ở mức rủi ro trung bình dựa trên 3 chỉ số FFO/Debt, Debt/EBITDA và Debt/Capital. Người viết nhận định sức khỏe tài chính của PTB sẽ được cải thiện đáng kể. Trong thời gian tới do các dự án nhà máy sản xuất đá Thạch Anh. Và nhà máy sản xuất gỗ nội thất Bình Định giai đoạn 1 được chính thức đưa vào hoạt động. Do đó, nhà đầu tư có thể yên tâm xem xét cho mục tiêu đầu tư dài hạn.

Định giá cổ phiếu CTCP Phú Tài

Người viết sử dụng phương pháp định giá Sum of the part (SOTP). Và Residual Income Model (RIM) để định giá cho công ty. Cụ thể, Phương pháp SOTP đánh giá so sánh ngang với các công ty trong ngành. Cho ra chỉ số P/E ngành gỗ ở mức 14.22; ngành đá ốp lát ở mức 10.78. Và chỉ số P/S cho mảng ô tô ở mức 0.22. Dựa vào chỉ số P/E, P/S ngành trên, mức định giá SOTP cho doanh nghiệp ở mức 111,345 đồng/cp. Phương pháp RIM cho ra mức giá hợp lý ở mức 107,976 đồng/cp.

Với tỷ trọng chia đều cho hai phương pháp định giá trên. Giá cổ phiếu ở mức hợp lý 109,661 đồng. Với mức giá giao dịch hiện tại của PTB trên thị trường. Nhà đầu tư có thể bổ sung PTB vào danh mục đầu tư của mình.

Một lần nữa xin cảm ơn quý bạn đọc thân mến đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *