Biết và cảnh giác các chiêu lừa đảo trong thanh toán số

Dịch Covid đã tác động mạnh mẽ đến thói quen của người dân trong cả sinh hoạt, tiêu dùng và làm việc, qua đó gián tiếp thúc đẩy các dịch vụ thanh toán số trên cơ sở công nghệ phát triển. Đây là một bước chuyển mình tích cực trong việc chuyển đổi số của các ngành nghề, lĩnh vực, nhưng đồng thời cũng mở ra con đường màu mỡ cho những kẻ chuyên lợi dụng sơ hở của công nghệ để lừa lọc. Hiện nay đã có rất nhiều chiêu thức lừa đảo đa dạng trong thanh toán số được phát hiện và cảnh báo, người dùng nên nhận biết để tỉnh táo phòng tránh khi tiêu dùng online.

Lừa tiền của người bán thông qua “Ship COD”

Lợi dụng hoạt động mua sắm trực tuyến gia tăng trong thời điểm dịch COVID-19. Các đối tượng tội phạm mạng đã sử dụng những sơ hở. Trong quá trình thanh toán số của ứng dụng mua sắm trực tuyến. Sự bất cẩn của người dân. Để lừa đảo… Trước tình hình trên. Công an Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân. Lưu ý một số thủ đoạn mà các đối tượng thường xuyên sử dụng.

Lừa tiền của người bán thông qua "Ship COD"
Hình thức “ship COD” có thể bị lợi dụng để lừa tiền người bán

Cụ thể, lừa đảo qua dịch vụ “Ship COD”. Theo đó, nhiều trường hợp đối tượng lừa đảo giả là người mua. Yêu cầu người bán nâng giá ghi trên phiếu mua hàng của sản phẩm để hưởng số tiền chênh lệch giá. Sau khi đưa hàng cho dịch vụ vận chuyển. Và nhận tiền ứng hàng lớn hơn so với giá trị sản phẩm. Người bán chuyển khoản số tiền chênh lệnh lại cho người mua theo như thỏa thuận. Tuy nhiên, khi dịch vụ vận chuyển thông báo không tìm thấy người nhận ở địa chỉ nhận hàng. Hoặc không có ai mang tên như trên phiếu giao hàng. Thì người bán phải hoàn lại tiền ứng hàng vì không thể giao hàng. Như vậy, người bán đã bị lừa mất số tiền chênh lệnh giá.

Thủ đoạn dùng ảnh chụp màn hình lệnh chuyển khoản giả để lừa đảo

Nhiều người bán hàng bị nhóm trên mạng xã hội Facebook lừa. Vì tưởng nhầm khách đã chuyển tiền cho mình. Theo đó, đối tượng giả làm khách đặt mua hàng qua mạng. Đồng thời chụp màn hình điện thoại về thông tin chuyển khoản số tiền phải thanh toán cho bên bán thành công qua Internet Banking. Bên bán coi hình chụp màn hình điện thoại. Tưởng thông tin chuyển khoản số tiền là thật. Nên nhờ dịch vụ giao nhận chuyển hàng cho khách. Khi Shipper lấy hàng đi rồi. Tài khoản ngân hàng của người bán chưa nhận được tiền. Nên gọi cho khách hàng thì sẽ được trấn an là do ngân hàng bị lỗi mạng nên tiền chưa tới. Lúc này, phía dịch vụ vận chuyển giao hàng xong. Nên bên bán không thể lấy lại hàng được.

Thủ đoạn dùng ảnh chụp màn hình lệnh chuyển khoản giả để lừa đảo
Một trường hợp giả giấy xác nhận chuyển tiền được người dùng chia sẻ trên Facebook

Lợi dụng thông tin liên quan đến y tế để mạo danh, lừa tiền

Thủ đoạn giả danh nhân viên bệnh viện. Mạo nhận thông báo đã điều trị cho bạn bè hay người thân của nạn nhân khỏi bệnh COVID-19. Và yêu cầu nạn nhân thanh toán chi phí cho quá trình điều trị.

Thủ đoạn mạo danh nhân viên y tế của các tổ chức Y tế uy tín. Gửi thư điện tử với tập tin đính kèm. Hoặc các liên kết dẫn đến các nội dung về cập nhật tình hình lây nhiễm của COVID-19. Khi mở các tập tin đính kèm hay nhấp vào các liên kết. Máy tính của nạn nhân sẽ bị tấn công bởi các mã độc. Và có thể bị lộ lọt thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng, tình hình tài chính được lưu trữ trực tuyến sẽ bị đánh cắp.

Thủ đoạn lừa đảo qua các app mạo danh đầu tư vaccine ngừa COVID-19, thiết bị y tế. Ngoài ra, bọn tội phạm cũng tạo các website bán hàng trực tuyến vật tư y tế. Như khẩu trang y tế, nước rửa tay khử khuẩn… Tuy nhiên, sau khi nhận tiền của người mua hàng, đối tượng lừa đảo ngắt liên lạc và không giao hàng như thỏa thuận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *