Cổ phiếu thủy sản đang có sự hồi phục tích cực

Kể từ đầu năm 2021, VN-Index liên tục làm mới các mốc lịch sử; nhiều cổ phiếu cũng đạt mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu thủy sản vẫn giao dịch kém và dòng tiền chỉ thực sự quay trở lại nhóm trong vài tháng qua. Nhờ kỳ vọng lạc quan vào kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng cuối năm. Mã chứng khoán của các công ty thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng mạnh trong những ngày giao dịch gần đây. Từ nay đến cuối năm, xuất khẩu thủy sản được đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng tốt.

Xuất khẩu thủy sản trong quý I/2021

Trong quý I/2021, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản niêm yết báo cáo doanh thu, lợi nhuận suy giảm so với cùng kỳ. Do tác động của COVID-19 trên thế giới. Tuy nhiên, số liệu cập nhật của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và của doanh nghiệp cho thấy, doanh số bán hàng đã có sự tăng trưởng khả quan kể từ tháng 3 và tiếp tục được khẳng định trong những tháng sau đó.

Xuất khẩu thủy sản trong quý I/2021
Xuất khẩu thuỷ sản của cả nước tiếp đà hồi phục

Theo VASEP, sau khi tăng 22% đạt 749 triệu USD trong tháng 4/2021; xuất khẩu thuỷ sản của cả nước tiếp đà hồi phục. Với mức tăng lạc quan hơn trong tháng 5, tăng 24% đạt gần 790 triệu USD. Theo đó, kết quả xuất khẩu luỹ kế 5 tháng đầu năm cũng khả quan hơn, tăng 14% đạt 3,27 tỷ USD.

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh vào quý II/2021

Đáng chú ý, xuất khẩu vào thị trường Mỹ quý II/2021 tăng trưởng mạnh. Kim ngạch thủy sản sang Mỹ đạt 567 triệu USD, tăng 57% so với cùng kỳ. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn với tỉ trọng chiếm 22%. Các mã chứng khoán của các doanh nghiệp có tỉ trọng xuất khẩu lớn sang thị trường Mỹ đều tăng mạnh trong những ngày qua.

“Sự kiện Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris có chuyến công du sang Việt Nam là một mốc tiến quan trọng trong việc phát triển thương mại song phương Việt – Mỹ. Quan hệ thương mại Hoa kỳ – Việt Nam là một chủ đề rất hấp dẫn. Và gây ảnh hưởng mạnh mẽ lên tình hình kinh tế và chứng khoán”. Chuyên gia Công ty chứng khoán BSC nhận định.

Hiện thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của CTCP Vĩnh Hoàn VHC; chiếm 35% doanh thu năm 2020. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế trong quý II của VHC lần lượt đạt 2.343 tỉ (tăng 41% so với cùng kì năm trước) và 261 tỉ (tăng 16% so với cùng kì năm trước).

Triển vọng của cổ phiếu thủy sản trong quý III

VHC

Nói về triển vọng kinh doanh quý III, các chuyên gia phân tích của BSC giữ quan điểm thận trọng. Do tình hình giãn cách xã hội khiến công suất hoạt động giảm. Và chi phí phát sinh tăng và giá cước tiếp tục neo ở mức cao. Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý rằng thị trường Mỹ đang cho thấy nhu cầu hồi phục mạnh. Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ cho VHC ngay sau khi tình hình dịch được kiểm soát. Chốt phiên giao dịch ngày 31.8, giá cổ phiếu VHC hiện ở mức 49.550 đồng/cổ phiếu.

VHC
Chốt phiên giao dịch ngày 31.8, giá cổ phiếu VHC hiện ở mức 49.550 đồng/cổ phiếu

FMC

CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) được cho là cũng hưởng lợi. Khi Mỹ là một trong thị trường xuất khẩu chính của công ty này; chiếm 19% doanh thu năm 2019.

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế trong quý II lần lượt đạt 1.160 tỉ (tăng 33% so với cùng kì năm trước) và 82 tỉ (tăng 58% so với cùng kì năm trước). Kết quả kinh doanh khả quan nhờ tăng trưởng sản lượng tôm (+28% so với năm trước) khi các thị trường xuất khẩu Nhật Bản, Mỹ hồi phục. Đáng chú ý, FMC không bị ảnh hưởng bởi giá cước neo cao trong kỳ quý II/2021. Chốt phiên giao dịch ngày 31.8, giá cổ phiếu FMC hiện ở mức 45.500 đồng/cổ phiếu.

MPC

Thị trường Bắc Mỹ chiếm 40% doanh thu của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) năm 2020. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý II lần lượt đạt 3.291 tỉ ( tăng 20% so với cùng kì năm trước) và 249 tỉ (+41% so với cùng kì năm trước). Kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh nhờ mức nền thấp so với cùng kỳ năm ngoái và nhu cầu tại thị trường xuất khẩu hồi phục khả quan.

AVN

CTCP Nam Việt (ANV) là một trong hai doanh nghiệp được áp mức thuế 0 USD/kg; sau khi có Kết quả sơ bộ thuế chống bán phá giá cá tra. Đây là bước tiền đề tốt cho doanh nghiệp quay trở lại thị trường Mỹ; sau khi dừng xuất khẩu vào thị trường này từ năm 2014. Khi vùng nuôi Bình Phú hoàn thành, ANV được dự báo có thể xuất khẩu hơn 20.000 tấn cá tra fillet sang Mỹ mỗi năm.

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của ANV lần lượt đạt 1.074 tỉ (+21% so với cùng kì năm ngoái) và 24 tỉ (-25% so với cùng kì năm ngoái). Theo các chuyên gia BSC, kết quả kinh doanh giảm mạnh do chi phí lãi vay tăng mạnh đạt 29 tỉ (+71% YoY) vì một phần vùng nuôi Bình Phú đi vào hoạt động và chi phí vận tải tăng cao trong bối cảnh thiếu hụt container toàn cầu. Chốt phiên giao dịch ngày 31.8, giá cổ phiếu ANV hiện ở mức 31.400 đồng/cổ phiếu.

Xem thêm các bài viết hay tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *