Ngành cảng biển được dự báo có triển vọng tích cực

Việt Nam ta là đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, rừng núi biển bạc, đồng xanh. Do đó mà Đảng và nhà nước luôn biết cách tận dụng những lợi thế đó, nhằm tạo nên thế mạnh đáng kể cho nền kinh tế nước nhà. Và một trong các ngành có triển vọng và lợi thế mạnh mẽ nhất trong thời gian gần đây. Đó chính là ngành cảng biển, được dự đoán có một tương lai rất tích cực.

Đây cũng là một điều dễ hiểu, bởi Việt Nam ta có thế mạnh về đường biển. Sở hữu đường bờ biển dài, cùng với nguồn lực vùng biển đông đảo và các cảng biển đa dạng. Dẫn đến những hoạt động khả quan về lĩnh vực này. Cùng chuyên mục phân tích chứng khoán – phân tích cơ bản của chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Ngành cảng biển sở hữu cảng Hải Phòng và Gemadept

Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, ngành cảng biển có triển vọng khá tích cực trong thời gian tới. Các cổ phiếu đáng chú ý trong ngành này gồm có CTCP Cảng Hải Phòng (HNX: PHP) và CTCP Gemadept (HOSE: GMD).

Đồ thị so sánh giữa các cổ phiếu ngành cảng biển bên dưới. Cho thấy GMD hiện đang là doanh nghiệp. Có giá trị vốn hóa thị trường (market cap) lớn nhất trong ngành. Còn xét vể mặt triển vọng phát triển thì PHP đang là doanh nghiệp thu hút được nhiều sự quan tâm.

Ngành cảng biển sở hữu cảng Hải Phòng và Gemadept
Ngành cảng biển sở hữu cảng Hải Phòng và Gemadept

PHP – CTCP Cảng Hải Phòng

Sản lượng thông qua: 36.204 triệu tấn, đạt 104.9% kế hoạch năm (34.5 triệu tấn). Tăng 2.7% so với thực hiện năm 2019 (35.258 triệu tấn). Trong đó container 1,856,685 TEUs, tăng 1.6%. So với thực hiện năm 2019 (1,826,700 TEUs).

Sản lượng thông qua của Cảng Hải Phòng (Công ty Mẹ) bao gồm 02 Chi nhánh. Chùa Vẽ, Tân Vũ và khối Văn phòng công ty là 21.727 triệu tấn, đạt 102.7% kế hoạch năm (21.15 triệu tấn). Tăng 3.9% so với thực hiện năm 2019 (20.917 triệu tấn). Trong đó container 1,297,920 TEUs, tăng 2.1% so với thực hiện năm 2019 (1,270,700 TEUs).

Năm 2020, doanh thu thuần của PHP đạt 2,030 tỷ giảm nhẹ 4.1%. Trong khi đó lợi nhuận ròng đạt 447 tỷ, tăng 15.2% so với năm 2019. Xét trong giai đoạn 2015-2020. Cả doanh thu và lợi nhuận ròng của doanh nghiệp này gần như đi ngang.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, PHP sẽ rất tiềm năng. Với dự án Cảng Cửa Ngõ Quốc Tế Lạch Huyện. Đây sẽ là bàn đạp giúp PHP cất cánh trong tương lai. Cảng Hoàng Diệu. Theo quy hoạch nhóm cảng biển phía Bắc (nhóm 1) đến năm 2020. Định hướng đến năm 2030, các bến sông Cấm sẽ không phát triển mở rộng mà từng bước di dời. Chuyển đổi công năng bến cảng Hoàng Diệu.

Sở hữu các cảng nổi bật trong ngành cảng biển

Cụ thể, theo đề án di dời khu cảng Hoàng Diệu, giai đoạn 1. Việc di dời sẽ thực hiện theo tiến độ cầu Hoàng Văn Thụ. Các cầu cảng số 9, 10, 11 hiện đã tạm ngừng khai thác do xây dựng cầu. Hiện tại, lượng hàng hóa tại ba cầu cảng này đang được dồn về bốc dỡ tại cầu cảng. Từ 1-8 và một phần bến cảng Chùa Vẽ.

Giai đoạn 2 được tiến hành theo tiến độ cầu Nguyễn Trãi. Cây cầu này được dự kiến sẽ đầu tư xây dựng sau năm 2021 và hoàn thành năm 2024. Và ảnh hưởng đến các cầu cảng từ 1-8, sản lượng hàng dự kiến. Sẽ sụt giảm 8 triệu tấn/năm. Lượng hàng hóa sẽ được dịch chuyển về bến cảng Chùa Vẽ và về các bến khác trên sông Cấm.

Sở hữu các cảng nổi bật trong ngành cảng biển
các cảng nổi bật trong ngành cảng biển
  • Cảng Chùa Vẽ. Sản lượng thông qua hàng năm đạt 7,250,000 tấn/năm. Tương đương khoảng 500,000 Teus/năm. Tiếp nhận tàu có trọng tải khoảng 10,000 DWT.
  • Cảng Tân Vũ. Nằm ở khu vực hạ nguồn. Dù không bị “vướng” cầu Bạch Đằng. Nhưng sự cạnh tranh giữa các cảng biển tại khu vực này là rất cao. Thêm vào đó, sự xuất hiện của cảng Nam Đình Vũ và cảng Lạch Huyện (với khả năng tiếp nhận được tàu cỡ lớn). Sẽ càng khiến cho sức nóng tại khu vực này ngày một lớn.
  • Cảng Cửa Ngõ Quốc Tế Lạch Huyện. Tháng 10/2019, Thủ tướng Chính phủ. Đã phê duyệt chủ trương dự án đầu tư hai bến cảng container số 3 và số 4. Thuộc cảng Lạch Huyện do PHP làm chủ đầu tư.

Bến cảng số 4 sẽ được hoàn thành và hoạt động từ năm 2025

Dự án gồm 2 bến container số 3, 4 với tổng chiều dài 750m. Có khả năng tiếp nhận tàu container trọng tải 160,000 DWT. Xây dựng 1 bến sà lan tiếp nhận tàu với sức chứa 100-160 TEUs. Đáp ứng sản lượng hàng hóa thông qua khoảng 1.1 triệu TEUs/năm. Tổng mức đầu tư dự án rơi vào khoảng 6,946 tỷ đồng.

Dự kiến, bến số 3 sẽ được khởi công vào cuối năm 2021 và đưa vào khai thác từ năm 2023. Bến cảng số 4 sẽ được hoàn thành và hoạt động từ năm 2025. Đây sẽ là cảng chủ lực của PHP trong tương lai nhờ sở hữu vị trí đắc địa.

GMD – CTCP Gemadept

Cơ cấu doanh thu dịch chuyển. Cơ cấu doanh thu của GMD đã có sự dịch chuyển rõ rệt. Kể từ năm 2015 đến nay. GMD đã đẩy mạnh việc tái cơ cấu doanh nghiệp. Khi giảm dần mảng logistics để tập trung hơn vào hoạt động khai thác cảng. Tỷ trọng doanh thu của hoạt động khai thác cảng đã tăng từ mức 47.2% vào năm 2015. Lên mức hơn 80% trong năm những năm gần đây.

Năm 2020, GMD ghi nhận doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt giảm 1.47% . Và 29.28% so với năm 2019, xuống còn 2,604 tỷ đồng và 366 tỷ đồng. Trong đó, hoạt động khai thác cảng chiếm 82.9% tổng doanh thu. Đạt 2,159 tỷ đồng và giảm 7.6% so với năm 2019. Còn hoạt động logistics và cho thuê văn phòng chiếm 17.1% tổng doanh thu. Đạt 444 tỷ đồng, tăng 45.73%.

Cảng Gemalink là một trong những cảng nổi bật trong ngành cảng biển

Cảng Gemalink đi vào hoạt động tạo tiền đề cho tăng trưởng dài hạn. Gemalink là dự án Cảng nước sâu có quy mô lớn nhất Việt Nam. Và nằm trong cụm cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải, Bà Rịa – Vũng Tàu. Với diện tích khoảng 72 ha. Gemalink có bến đỗ với độ sâu -16 m. Tổng chiều dài cầu bến toàn dự án là 1,500m. Đảm bảo tiếp nhận đồng thời 3 tàu mẹ (tải trọng mỗi tàu khoảng 200,000 DWT) ra vào làm hàng.

Cảng Gemalink là một trong những cảng nổi bật trong ngành cảng biển
Cảng Gemalink là một trong những cảng nổi bật trong ngành cảng biển

Cảng được đầu tư thực thiện bởi hai tập đoàn lớn. Trong lĩnh vực hàng hải và khai thác cảng là GMD (75%). Và CMA-CGM (25%). Tổng vốn đầu tư của dự án tương đương 520 triệu USD. Bao gồm giai đoạn 1: 330 triệu USD; giai đoạn 2: 190 triệu USD.

Giai đoạn 1 của cảng Gemalink đã chính thức vận hành vào quý 1/2021. Với 800m cầu bến chính, tiếp nhận cùng lúc 2 tàu mẹ. Năng lực xếp dỡ trong giai đoạn 1 đạt khoảng 1.5 triệu TEU/năm.

Ngoài lợi thế cảng nước sâu, các tuyến đường nối cụm cảng. Với điểm sản xuất và tiêu thụ đang được đẩy nhanh tiến độ. Dự kiến cuối năm 2021, công suất của cảng Gemalink. Sẽ đạt 900,000 TEU và doanh thu đạt 37 triệu USD.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *